Tin tứcCách Tính Tiền Lãi Vay Ngân Hàng Dư Nợ Ban Đầu, Giảm...

Cách Tính Tiền Lãi Vay Ngân Hàng Dư Nợ Ban Đầu, Giảm Dần

Trong thời đại hiện nay, việc vay ngân hàng để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Khi vay ngoài lãi suất vay thì cách tính lãi suất theo tháng luôn là điều được quan tâm hàng đầu. Vậy cách tính lãi suất như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết này.

Khách hàng thường thấy lãi suất vay ngân hàng là con số phần trăm trên một năm, ví dụ lãi suất cho vay 15% – 18%/ năm. Tuy nhiên để tạo tính hấp dẫn và thu hút cho các gói vay, một số ngân hàng đã niêm yết lãi suất theo tháng, ví dụ 1%/tháng đồng nghĩa là 12%/năm.

Nếu bạn thấy một con số lãi suất quá thấp thì nên tìm hiểu thêm lãi suất này áp dụng theo năm hay theo tháng, đồng thời cũng nên xác thực lại thông tin mà bạn đọc được để tránh rủi ro hoặc lừa đảo.

Các loại lãi suất ngân hàng

các loại lãi suất ngân hàng

 

Để thuận tiện cho khách hàng khi vay vốn, các ngân hàng không chỉ đưa ra đa dạng các mức lãi suất, mà còn cho phép khách hàng lựa chọn phương án trả lãi phù hợp theo điều kiện và nhu cầu của mình.

Khi vay vốn, bạn có thể lựa chọn phương án trả góp theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Mỗi hình thức, ngân hàng sẽ áp dụng cách tính lãi suất vay ngân hàng riêng.

Hiện nay, lãi suất ở các ngân hàng sẽ được tính chia làm 3 loại chính

  • Lãi suất cố định: áp dụng một mức lãi suất duy nhất trong suốt thời gian vay vốn.
  • Lãi suất thả nổi: lãi suất sẽ thay đổi theo sự lên xuống của thị trường.
  • Lãi suất hỗn hợp: đồng thời áp dụng cả hai loại lãi suất thả nổi và cố định.

Hiện nay các khoản vay tín chấp sẽ được áp dụng lãi suất cố định trong suốt thời gian vay. Đa phần các hình thức vay vốn khác như: vay mua nhà, mua xe, vay tiêu dung,… sẽ áp dụng theo hình thức tính lãi suất hỗn hợp.

Công thức tính vốn lưu động ngắn và dài hạn

https://www.dgmarketvietnam.org.vn/thuat-ngu-dau-tu/von-luu-dong/

Các ngân hàng thường đưa ra gói lãi suất ưu đãi cố định trong từ 3 tháng – 24 tháng. Sau thời gian này lãi suất sẽ thả nổi theo lãi suất thị trường.

Cách tính, ưu và nhược điểm của các loại lãi suất

Theo lãi suất cố định

Cách tính lãi suất vay ngân hàng cho loại lãi suất này là như nhau cho từng tháng. Có nghĩa là lãi suất cho khoản vay của bạn sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay. Công thức tính lãi suất cố định trả hàng tháng:

Ưu điểm:

Vì lãi suất cố định không thay đổi trong suốt quá trình vay vốn nên khách hàng dễ dàng tính toán được chi phí vốn cũng như lường trước được các khoản phải trả cho ngân hàng. Đặc biệt khi lãi suất thị trường lên cao thì khoản lãi phải trả của khách hàng không thay đổi. 

Nhược điểm:

Nhược điểm lớn nhất là khi khách hàng vay vốn đúng vào thời điểm lãi suất vay chung của toàn thị trường đang cao. Chính vì vậy khi lãi suất được điều chỉnh thấp đi thì khách hàng lúc này sẽ bị thiệt do không được hạ lãi suát theo thị trường.

Ví dụ: Quý khách đi vay tín chấp 50.000.000VNĐ trong thời hạn 1 năm (12 tháng), lãi cố định là 12%/năm tính trên dư nợ gốc.  Số lãi và vốn quý khách phải trả sẽ được tính như dưới đây:

  • Lãi suất hàng tháng = 50.000.000* 12%/12 = 500.000 VNĐ.
  • Số tiền quý khách phải trả hàng tháng = 50.000000/12 + 500.000 = 4.166.667 + 500.000 = 4.666.667VNĐ
  • Các tháng sau số tiền phải trả sẽ tương tự như vậy cho đến khi kết thúc hợp đồng

Theo lãi suất thả nổi

Mức lãi suất áp dụng thay đổi tùy theo quy định và chính sách của các ngân hàng theo thời gian tùy theo từng thời điểm. Mức lãi suất này có thể tăng hoặc giảm theo thị trường và chính sách của ngân hàng trong thời điểm đó.

Ta có thể hiểu đơn giản là trong khoảng thời gian cố định ban đầu bạn sẽ phải trả lãi suất theo quy định trong hợp đồng. Sau khoảng thời gian trên mức lãi suất sẽ biến động theo thị trường và chính sách của ngân hàng.

Vì thế, sau khoảng thời gian trả lãi suất cố định thì mức lãi thả nổi sẽ được tính như sau:

Công thức lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + biên độ lãi suất

Ý nghĩa:

  • Lãi suất cơ sở: thường được ngân hàng tính theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng hoặc 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.
  • Biên độ lãi suất sẽ được áp dụng một mức cố định trong suốt thời gian vay vốn và được ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng.

Ví dụ: Quý khách vay ngân hàng 500.000.000vnđ trong 1 năm. Ngân hàng quy định áp dụng lãi suất thả nổi định kỳ 3 tháng điều chỉnh 1 lần. Lãi suất vay được tính theo công thức: Lãi suất thả nổi = Lãi suất tiết kiệm 12 tháng + 3%.

Mức lãi suất vay khách hàng phải trả sẽ là:

  • Tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng, lãi suất tiết kiệm 12 tháng là 7%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 3 tháng đầu là 7% + 3% = 10%/năm.
  • Tại kỳ đầu tiên điều chỉnh lãi suất: lãi suất tiết kiệm 12 tháng tăng lên mức 8%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 3 tháng tiếp theo sẽ là 8% + 3% = 11%/năm.
  • Tại kỳ thứ 2 điều chỉnh lãi suất: lãi suất tiết kiệm 12 tháng giảm xuống còn 6%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 3 tháng tiếp theo sẽ là 6% + 3% = 9%/năm

Ưu điểm:

  • Phản ánh đúng theo lãi suất thị trường.
  • Khi lãi suất thị trường xuống thì phần lãi phải trả cũng sẽ thấp đi.

Nhược điểm:

  • Không kiểm soát được số tiền phải trả cho ngân hàng do không lường trước được sự thay đổi lãi suất thị trường.
  • Khi lãi suất thị trường tăng lãi suất vay sẽ bị điều chỉnh tăng theo, làm tăng chi phí lãi vay phải trả cho ngân hàng.

Theo lãi suất hỗn hợp

Đây là loại lãi suất được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Khách hàng sẽ được áp dụng cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi khi vay vốn.

Thường thời gian đầu để thu hút khách hàng, ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất cố định ưu đãi. Sau thời gian ưu đãi lãi suất sẽ áp dụng thả nổi.

Ưu điểm:

Khách hàng sẽ được hưởng lợi trong thời gian đầu vay vốn. Đây là điểm thuận lợi cho khách hàng vì thời gian đầu cũng là thời gian mà chi phí lãi cao nhất do vốn gốc vẫn còn khá cao. 

Nhược điểm:

Sau thời gian ưu đãi lãi suất, khách hàng sẽ được áp dụng lãi suất thả nổi. Lúc này khách hàng phải xác định được rủi ro khi lãi suất tăng cao thì lãi suất vay vốn sẽ bị điều chỉnh tăng.

Ví dụ: Khách hàng vay 500.000.000vnđ trong 10 năm để mua nhà hoặc chung cư. Lãi suất ưu đãi cố định trong 2 năm đầu là 8%/năm, sau đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi là 10.5%/năm. Số tiền lãi phải trả và số tiền các tháng trả ước tính như sau:

  • Số tiền trả hàng tháng (kỳ đầu): 7.500.000vnđ
  • Số tiền trả hàng tháng tối đa: 7.666.667vnđ
  • Tổng tiền phải trả: 742.083.312vnđ
  • Tổng lãi phải trả: 242.083.312vnđ

Phương thức tính lãi vay ngân hàng

công thức tính lãi vay

 

Công thức tính lãi suất online nhanh và chính xác từ ngân hàng:

https://www.bidv.com.vn/vn/premier/cong-cu-va-tien-ich/cong-cu-tinh-toan-tien-vay

Cách tính gốc cố định, lãi giảm dần

Ví dụ:

  • Số tiền vay: 50 triệu
  • Lãi suất 1%/tháng
  • Thời gian vay: 10 tháng
  • Số tiền trả tháng đầu: 5.041.667 VND
  • Tổng lãi phải trả: 229.166 VND
  • Tổng số tiền gốc và lãi phải trả: 50.229.166 VND

Cách tính gốc, lãi chia đều hàng tháng

  • Số tiền vay: 50 triệu
  • Lãi suất 1%/tháng
  • Thời gian vay: 10 tháng
  • Số tiền trả tháng đầu: 5.022.945 VND
  • Tổng lãi phải trả: 229.453 VND
  • Tổng số tiền gốc và lãi phải trả: 50.229.453 VND

Khi có quá nhiều sự lựa chọn cho cách tính lãi suất vay, không ít người sẽ cảm thấy bối rối khi không biết nên lựa chọn hình thức nào để có lợi nhất cho mình.

Khi nhìn vào biểu lãi suất ngân hàng đưa ra bạn có thể dễ dàng nhận thấy mức lãi suất tính trên dư nợ giảm dần luôn cao hơn dư nợ gốc.

Tuy vậy bạn cần cân nhắc đừng vội chọn ngay bởi thực tế ngân hàng đã có sự tính toán khá chi tiết về tổng số lãi thu được.

Thông thường nếu cùng áp dụng cho một khoản vay thì tổng số tiền lãi thu về dù tính theo phương thức nào thì cũng bằng nhau.

Cách tính lãi suất nào có lợi?

Tính lãi trên dư nợ giảm dần (lãi giảm dần)

Có mức lãi suất ban đầu cao nhưng số tiền lãi phải trả sẽ giảm dầnLãi giảm dần

Tính lãi trên dư nợ gốc (lãi chia đều)

có mức lãi suất thấp hơn nhưng số tiền lãi trả hàng tháng sẽ không thay đổi.lãi chia đều

Tuy nhiên theo các quy chuẩn thông thường trong chính sách vay của ngành ngân hàng nói chung, hệ thống ngân hàng, các đơn vị kinh doanh tài chính, lãi suất được áp dụng cho các dịch vụ thực tế lại là lãi suất trên dư nợ giảm dần.

Vì vậy nếu bạn là người đi vay vốn thì nên nhờ nhân viên ngân hàng tính toán cụ thể bảng lãi trả hàng tháng của cả hai phương án để có sự so sánh tốt nhất.

Chuyên mục

Có thể bạn quan tâm