Thuật ngữSự tự tin là gì? 6 cách rèn luyện lòng tự tin...

Sự tự tin là gì? 6 cách rèn luyện lòng tự tin vào bản thân

Tự Tin là gì và rèn luyện như thế nào ?

Sự tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, nhận biết được giá trị và sự quan trọng của mình (không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng). Yếu tố cơ bản của lòng tự tin là cảm nhận được yêu, có giá trị, năng lực, trách nhiệm và được công nhận.

Người trưởng thành và trẻ em, mỗi người đều có sự tự tin nhất định, quá trình phát triển sự tự tin bắt đầu hình thành từ lúc đứa trẻ mới sinh ra và tiếp tục diễn ra trong suốt đời sống của trẻ nhỏ. Bố mẹ khởi đầu bằng việc yêu thương trẻ, nhưng khi đứa trẻ bắt đầu trưởng thành, sự khuyến khích lòng tự tin ở trẻ cũng trở nên khác biệt hơn.

biểu hiện sự tự tin
Bạn hiểu sức mạnh khi ta có sự tự tin chứ?

Biểu hiện của sự tự tin?

  • Bản thân tin tưởng vào khả năng của mình
  • Dám nghĩ dám hành động, chủ động quyết định trong mọi công việc.
  • Kiên định nên thường đạt kết quả cao trong công việc

Cách rèn luyện lòng tự tin cho trẻ :

  • Trang bị kỹ năng mềm và trách nhiệm trong cuộc sống.
  • Luôn cho trẻ tình yêu thương và sự chấp nhận.
  • Khuyến khích khi trẻ cố gắng, bằng cách cho trẻ được tự khám phá bản thân
  • Cho trẻ học cách giá trị bản thân mình ví dụ như sự bền bỉ, lòng quan tâm, sự ham hiểu biết…
  • Áp dụng câu ‘ Thất bại là mẹ thành công’  cách trẻ học từ việc đối mặt với thất bại giúp tác động đến lòng tự tin. Nếu trẻ biết rằng ai cũng có thể mắc lỗi, việc mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi và học từ những lỗi lầm mà trẻ mắc phải, trẻ sẽ có sự tự tin cao hơn những trẻ mà thường nghĩ rằng mình thật sai lầm khi mắc lỗi.

Đừng làm trẻ thiếu sự tự tin:

Đối với trẻ có tính khí năng động thì sẽ có nhiều khả năng lòng tự tin bị giảm đi so với những trẻ khác.

Quá nhiều lời ngợi khen hoặc khen ngợi những hành động không thích hợp sẽ làm giảm đi lòng tự tin ở trẻ. Đối với trẻ được khen ngợi quá mức sẽ dẫn đến việc lệ thuộc vào những lời ngợi khen.

Trong gia đình đỗ vỡ, sự qua đời, mất mát, và căng thẳng thật sự ảnh hưởng đến lòng tự tin ở trẻ. Người thường xuyên trải qua những trường hợp bị stress thì lòng tự tin dễ bị giảm đi. Tuy nhiên, nếu các vấn đề căng thẳng được giải quyết một cách tốt đẹp thì những người này có thể cảm thấy như lòng tự tin ở bản thân được tăng lên.

Đang yêu và cảm nhận được tình yêu hoặc trở nên đáng yêu là hai việc khác biệt nhau; người ta có thể được yêu nhưng nếu họ không cảm nhận được tình yêu và không cảm thấy rằng họ là những người đáng yêu, lòng tự tin của họ sẽ bị ảnh hưởng.

Lòng tự tin ở môi trường học tập

Ở lứa tuổi đến trường và tuổi vị thành niên, sự thiếu tự tin thường liên quan đến kết quả học tập không tốt, sử dụng thuốc hay lạm dụng rượu, bao gồm cả việc phạm tội, nạn bạo hành và tự tử.

Cha mẹ, những người trân trọng chính bản thân mình, sẽ có khả năng giúp trẻ học những kỹ năng cần thiết để đạt được lòng tự tin một cách tốt hơn. Trẻ thường thiếu tự tin khi cha mẹ chúng thiếu tự tin.

Luôn tôn trọng và quan tâm đến trẻ. Chỉ cho con bạn biết cách tôn trọng và quan tâm để làm tăng lòng tự tin ở trẻ.

Tập trẻ nói “xin vui lòng” và “cám ơn”, hỏi trước khi mượn bất cứ thứ gì, gõ cửa trước khi bước vào phòng, và thực hiện những cử chỉ lịch sự và tác phong với trẻ như bạn đang cư xử đối với một người đã trưởng thành.

Khi góp ý với trẻ, giải thích cho trẻ biết những sai lầm về những hành động, những từ ngữ, hoặc những cư xử trẻ vừa mắc phải nhưng không nên buộc tội trẻ.

Bạn nên nói “Con không nên đánh bạn!” và không nên nói: “Con thật tệ hại khi đánh bạn”. Tránh làm tổn thương đến trẻ, tránh gọi tên, hay làm cho trẻ cảm thấy trẻ là một con người phạm lỗi.

Lòng tôn trọng và sự quan tâm sẽ giúp làm tăng thêm lòng tự tin ở trẻ.ưng một số có sự tự tin rất cao, trong khi một số khác lại cảm thấy thiếu tự tin.

Biểu hiện thiếu tự tin đó là sợ hãi

Đối diện thử thách khó khăn nào đó, tại sao bạn có cảm giác sợ hãi? Điều gì làm cho bạn sợ? Có phải bạn lo lắng học về thất bại nào đó có thể xảy đến trong tương lai?…

Tôi nghĩ tất cả những tâm lý đó đều do sự thiếu tự tin trong bạn tạo ra mà thôi. Người thiếu tự tin thường rất hay căng thẳng, làm việc gì cũng phải ngó trước ngó sau, lo nghĩ nhiều, do dự lâu, thậm chí hay thay đổi. Vì vậy, bạn nên khắc phục những tâm lý sợ hãi của mình bằng cách tăng cường sự tự tin cho bản thân.

Vậy, tự tin quan trọng như thế nào?

Thông qua câu chuyện bên dưới bạn sẽ hiểu:

Có một lần khi đi tập thể dục trong sân vận động của trường tôi đã được chứng kiến một sự việc như sau : Có một em bé sống cùng khu với nơi tôi ở cứ đứng núp sau những thanh sắt để ngó nhìn các bạn Trung Quốc đang đùa nghịch nhau với ánh mắt rất ngưỡng mộ và muốn được chơi cùng. Nhưng đứng đó một lúc lâu tôi vẫn thấy cậu bé chỉ ôm các thanh sắt, và thỉnh thoảng liếc nhìn các bạn mà không chạy đến làm quen.

Đúng lúc đó có một tốp các bạn học sinh và thầy cô đem rất nhiều các dụng cụ khác nhau ra sân bóng rổ để chuẩn bị cho trận đấu chiều hôm đó, trong đó có rất nhiều bóng bay với nhiều màu sắc khác nhau. Lũ trẻ thấy vậy liền thi nhau chạy đến để xin bóng, nhưng cậu bé hàng xóm của tôi thì vẫn đứng im tại chỗ, chỉ khác ở chỗ khuôn mặt có vẻ sốt sắng hơn trước.

Vài phút sau, khi mấy đứa trẻ kia đã chạy ra xa để đùa bóng thì tôi bỗng thấy cậu bé đi một cách rón rén đến chỗ bóng bay và nói một câu tiếng trung “你可以给我一个气球吗?” (Ông có thể cho em một quả bóng không ?). Tất cả mọi người ai cũng nhìn em một cách ngỡ ngàng nhưng liền sau đó có một thầy giáo đi đến chỗ cậu bé và nói “当然,你要一个什么颜色的” (Tất nhiên rồi. Em muốn lấy bóng màu gì?). Cậu bé đã thật dũng cảm và nói “我要一个黑色的” (Em muốn một quả bóng màu đen ). Mọi người lúc đó lại càng ngạc nhiên hơn vì thấy cậu chọn bóng màu đen. Nhưng thầy giáo đã hiểu được tâm trạng của cậu bé và đưa ngay cho cậu bé quả bóng màu đen.

Tay cầm quả bóng cậu bé từ từ mở những ngón tay bé nhỏ của mình ra để cho bóng bay lên trời và đứng đó ngước nhìn bóng đang bay một hồi lâu với vẻ mặt thích thú. Bỗng dưng tôi thấy bàn tay của thầy xoa nhẹ lên đầu cậu bé và nói :”记住,气球能不能升起来,不是因为颜色、形状,而是气球内充满了氢气。一个人的成败不是因为种族和出身,关键是你内心有没有自信” (Hãy nhớ, bóng bay được hay không, không phải do màu sắc, hình dạng mà do trong bóng được bơm đầy hiđrô. Cũng giống như con người thành công hay không, không phụ thuộc vào việc người đó xuất thân như nào mà quan trọng ở chỗ người đó có tự tin hay không ). Tôi có cảm giác cậu bé hàng xóm của mình không hiểu được những điều thầy nói, nhưng cậu bé đã rất lễ phép cảm ơn thầy và đi bộ về phía các bậc cầu thang.

Được nhìn và lắng nghe câu chuyện cảm động này tôi hiểu được rằng thầy không chỉ nói với mình cậu bé đó mà cũng muốn nói với chúng tôi rằng tự tin là một yếu tố rất quan trọng. Lòng tự tin và ý chí của con người giống như đôi cánh của một con chim, hay hai cái bánh của một chiếc xe đạp. Chỉ nhờ không ngừng tăng cường rèn luyện hai yếu tố đó bạn mới có thể bay thạt cao và đạp thật nhanh.

6 cách tăng cường tự tin cho bản thân

Tôi làm được
Tôi làm được

1) Khám phá những ưu điểm của bản thân: Bạn hãy bỏ ra khoảng 1 tiếng đồng hồ để ngẫm nghĩ xem mình có những ưu điểm nào. Dùng bút ghi lại và phân loại những ưu điểm đó ra. Ví dụ, sở trường của bạn là gì? Bạn đã làm những việc gì có ích cho xã hội? Trước đây mọi người đã từng biểu dương, ca ngợi bạn về điều gì? Bạn đã được giáo dục như thế nào có điểm gì đáng nổi bật không ?…

2) Chọn cho mình một mẫu người thành công: Trong những người bạn đã quen biết hoặc những người mà bạn chỉ được biết trên sách báo, hãy tìm cho mình một người mà bạn thấy hâm mộ, kính phục, hy vọng mình cũng được giống người ấy,coi người ấy là hình mẫu để mình học tập.

3) Thử thách năng lực bản thân: Mỗi một ngày tìm ra 3 việc mà bạn cảm thấy thành công. Không nên coi thành công là phải làm một việc gì đó thật trọng đại. Thành công có thể chỉ là: Hôm nay bạn đã thuận lợi trong việc hẹn gặp Bác Sĩ riêng của mình, hay bạn không bị kẹt xe trên đường đến cơ quan, hay xử lý một văn bản nào đó mà không mắc lỗi… Biết mình sẽ làm việc đó thât tốt đồng nghĩa với việc bạn đã tự khẳng định năng lực của bản thân, và khi đó bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn.

4) Đúc kết cuối ngày làm việc : Hãy nghĩ xem hôm nay mình đã làm được gì chứ đừng dò xét bản thân là còn bao nhiêu việc vẫn chưa làm được, vì những việc mà bạn chưa làm được vĩnh viễn lớn hơn những việc đã làm được. Và cứ nghĩ mình chưa làm được cái này, chưa làm được cái kia bạn sẽ tự cảm thấy thất vọng về bản thân và tự cho rằng mình là người không có năng lực. Nhưng ngược lại, nếu bạn liệt kê những việc mình đã làm được ,bạn sẽ thấy hài lòng về bản thân và thấy tự tin hơn.

5) Làm những gì mình thích: Tìm xem trong những ưu điểm, sở thích của mình một lĩnh vực nào đó để rèn luyện phát triển và biến điều đó thành sở trường riêng của mình. Bạn không cần phải rèn để thành một chuyên gia nhưng trong 1 nhóm người, khi nhắc đến lĩnh vực này thì mọi người đều phải công nhận rằng đó là sở trường riêng của bạn. Ví dụ: đánh đàn ghita, chơi piano, làm bánh gato, cắt tóc, bơi lội, hay đơn giản chỉ là nhớ tên một bộ phim nào đó …đều được.

6) Yêu bản thân: Hãy tạo ấn tượng cho người khác bằng cách ăn mặc sạch sẽ, sáng sủa, vừa mắt, tự nhiên, thoải mái, mang tính quần chúng … Và đặc biệt khi tâm trạng không được tốt lắm bạn nên trang điểm cho mình một cách nhẹ nhàng và chọn những bộ đồ sáng sủa, tươi tắn một chút, nét mặt thì sinh động và hoạt bát … có như vậy bạn mới phân tán được sự chú ý của người khác vào mình .

Tóm lại:

Muốn rèn luyện sự tự tin, trước tiên bạn phải tin vào bản thân mình (Vì tự mình làm, lúc nào cũng tốt nhất), không ngừng động viên bản thân : “Tôi làm được. Tôi nhất định làm được. Tôi sẽ thành công. Tôi sẽ làm việc đó tốt hơn người khác”. Có như vậy,  bạn mới phấn chấn và bình tĩnh đối mặt với những tình huống khó khăn.

Và điều quan trọng là bạn phải rèn cho mình có được thói quen luôn khẳng định bản thân mình trước người khác. Bất kể khi làm một công việc nào đó, hoặc nói một câu gì đó, bạn nên tạo cho người khác có ấn tượng là “Công việc này tôi sẽ làm thật tốt” hoặc “Tôi sẽ trình bày vấn đề một cách trọn vẹn.. Cứ duy trì thói quen này đến một ngày nào đó bạn sẽ phát hiện ra mình đã có đủ tự tin đối mặt với cuộc sống rồi.

Chuyên mục

Có thể bạn quan tâm